Nếu nhìn từ cuộc sống của tôi bây giờ, thế hệ trẻ chúng tôi có quá nhiều áp lực. Đôi lúc tôi mơ về cuộc sống ông bà mình từng có.
Các bạn đang nghe chương trình The Renovation Generation (Thế hệ Đổi Mới) Việt Nam. Trong tập 2 này, chúng tôi trò chuyện cùng Vũ Hồng Linh.
Vũ Hồng Linh sinh năm 1986 tại Hà Nội – chính là năm bắt đầu công cuộc Đổi Mới – và giờ cô đã 30 tuổi. Trong sự nghiệp của mình, Linh đã từng là phóng viên cho một tờ báo Đảng, làm biên tập viên tự do và dạy học. Gia đình cô là một câu chuyện cảm động về 3 thế hệ của Việt Nam: ông bà sống ở vùng quê trong những năm kháng chiến, bố mẹ di cư lên thành phố khi chiến tranh kết thúc và cô thì sinh ra và lớn lên ở thủ đô.
Phần 1. Những thế hệ trước Linh
Ngày ấy mọi thứ rất đơn giản vì mọi người sống ở quê, làm việc trên cánh đồng, kiếm ăn, sinh con đẻ cái, chỉ vậy thôi. Tất nhiên họ không có thịt để ăn, nhưng chỉ cần ra đồng và kiếm mấy củ khoai lang hay bất cứ thứ gì tìm được để bỏ bụng là xong. Họ cũng không được hưởng một nền giáo dục tốt, nhưng cũng vì vậy họ không có nhiều áp lực.
Ông bà Linh muốn con cháu mình có nhiều cơ hội làm việc và học hành hơn, nên đã ủng hộ gia đình cô chuyển lên thành phố
Thời điểm đó, tất cả mọi người đều di cư để kiếm việc làm nên có rất nhiều đất và nhà trống. Chúng tôi có thể chọn sống ở bất cứ ngôi nhà nào mình muốn.
Bố mẹ Linh khi ấy đều làm việc cho nhà nước. Họ kể cho cô nhiều câu chuyện về cuộc sống của họ trước kia, rằng mọi thứ từng đơn giản như thế nào.
Sau khi kết thúc những ngày làm việc, bố mẹ tôi thường tới Lăng Bác, đó là nơi bánh mì được phân phát. Thời ấy bánh mì rất quý.
Mọi thứ thay đổi nhanh chóng sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc. Việt Nam và những quốc gia Cộng sản khác đẩy mạnh quan hệ mật thiết về chính trị bằng việc trao đổi nhân công và sinh viên. Bố Linh được chọn để sang lãnh thổ Xô Viết chiếm đóng ở Bulgari trong một chương trình trao đổi nhân công, và ông đã ở đó 2 năm.
Phát thanh viên đã thông báo Cộng hòa liên bang Xô Viết không còn tồn tại như một chính thể trên nền địa chính trị thế giới.
Chúng tôi hầu như không có tiền và họ thì không trả tiền vé máy bay. Mẹ tôi đã phải đi vay từ họ hàng và bè bạn, bố tôi mất việc, mẹ thì làm cho một công ty nhà nước nên bạn biết đấy, lương bà không cao chút nào.
Bố Linh tìm được việc làm là công nhân xây dựng sau đó, ông phải làm việc nhiều tiếng liền với đồng lương khá thấp. Để kiếm thêm thu nhập cho gia đình, Linh phải dành chỗ trong nhà cho một vài thành viên khác.
Nhà chúng tôi rộng khoảng 70 mét vuông, một nửa dành cho gà và lợn, vì thế tôi phải sống và ngủ cạnh chuồng lợn. Rất nhiều người họ hàng không muốn tới thăm nhà tôi vì nó bốc mùi rất kinh khủng. Tôi nổi tiếng tiếng trong khu phố vì quá bé nhỏ. Tôi đã có một tuổi thơ rất vất vả.
Phần 2. Cuộc sống khi làm việc cho một tờ báo Đảng.
Khi bạn lần đầu tới đó, họ sẽ không hỏi bạn lấy bằng ở đâu hay có kĩ năng gì mà chỉ hỏi rằng bạn có quen biết ai không. Tôi làm việc ở đó chừng một tháng.
Công việc của Linh biến chuyển lạ lùng vào một buổi sáng nọ.
Tôi tới nơi, đỗ xe máy và người bảo vệ nói rằng tôi không được phép vào. “Cô không còn làm việc ở đây nữa. Tổng biên tập nói với tôi như vậy”. Ý họ là tôi bị sa thải, và không phải một đồng nghiệp hay sếp tôi thông báo điều đó mà lại là ông bảo vệ.
Cô gọi điện cho trưởng phòng của mình để tìm câu trả lời.
Anh ta nói rằng tôi phải trả 200 triệu đồng, tầm 10.000 đô, để có vị trí ấy. Tôi không có số tiền đó, và cũng sẽ không bao giờ chi một đồng nào cho thứ công việc như thế.
Sau ấy, Linh được giới thiệu tới làm ở một tờ báo khác của Đảng – báo Nhân Dân. Cô không bị đòi hối lộ nữa, nhưng đã phải làm việc 10 tháng không lương. Linh đã học được cách làm việc cho những tờ báo của Đảng.
Chúng tôi phải cực kì cẩn thận với những gì mình viết, không được nói về những vấn đề nhạy cảm dù là trong hay ngoài nước. Nếu giả như một đồng nghiệp của tôi lỡ viết gì đó hơi đụng chạm, các đại sứ Trung Quốc hoặc Hàn Quốc sẽ gọi điện thẳng cho chính phủ để phàn nàn, và người đồng nghiệp kia chắc chắn sẽ bị sa thải.
Việc đưa tin ở Việt Nam thường mang đậm tính chất tuyên truyền. Đây là những gì Linh nói.
Báo chí ở quốc gia nào cũng như vậy. Nếu ai đó nói điều gì mà chính phủ không thích, họ không thể tồn tại được. Đó là vấn đề sinh tồn. Ví dụ như những cuộc chiến tranh ở Iraq và Iran, báo chí phương Tây luôn miệng nói rằng họ là người tốt, họ tới vì mục đích tốt. Nhưng cũng giống như chiến tranh Việt Nam thôi. Đúng là chúng tôi có nhiều vấn đề thật, nhưng chúng tôi cần tự mình giải quyết chúng.
Linh yêu thích việc làm báo, nhưng cô cảm giác có điều gì không đúng trong môi trường làm việc của mình.
Tôi thấy mình như một con rối. Tôi phải cư xử như cách mọi người muốn, tôi không thể mặc váy đi làm vì như vậy là quá lả lơi. Mỗi lần như vậy có hẳn một cuộc họp kiểm điểm. Chúng tôi không được nói những thứ mới mẻ. Đó là một cuộc sống rất bị động đối với tôi.
Lúc đó, tôi có cơ hội được đi Đan Mạch và đã quyết định nắm lấy nó để bắt đầu một cuộc sống mới.
Phần 3. Cuộc hôn nhân phía bên kia đại dương
Tôi đã mất nhiều công sức để xin được việc ở một tòa soạn khác. Thời điểm đó mọi người phải trả tới 200 triệu để có việc nhưng tôi đã vào được vị trí ấy mà không mất đồng nào. Tất nhiên bố mẹ tôi đã rất tức giận, và đồng nghiệp cũng cho rằng tôi đã quyết định sai lầm.
Linh vẫn quyết định ra đi để tìm câu trả lời cho chính mình.
Tôi biết rằng cuộc sống ở Châu Âu sẽ không dễ dàng. Tôi gặp rất nhiều phụ nữ Việt Nam ở Đan Mạch, một số người đã bị trầm cảm vì không thể quen được với thời tiết, đặc biệt là trong mùa đông. Họ cũng không thích một cuộc sống chỉ có chồng với con. Rất nhiều người muốn quay về Việt Nam.
Cuộc hôn nhân của Linh đột nhiên sụp đổ sau 2 năm, và cô phải đối diện với một quyết định rất khó khăn.
Tôi không cho rằng sống một mình ở Đan Mạch là một lựa chọn tốt. Nếu quay về Việt Nam, tôi sẽ thất nghiệp. Lúc đó tôi cũng không tiết kiệm được nhiều tiền ở Đan Mạch. Dù sao thì tôi cũng quyết định trở về, và lại bắt đầu một cuộc sống mới.
Linh cho rằng đó là giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời cô.
Khi cuộc hôn nhân của bạn sụp đổ và bạn không có gì trong tay, có cảm giác như cuộc sống của bạn đã bốc hơi vậy. Tôi đã thực sự bị trầm cảm nghiêm trọng. Có lúc tôi nghĩ về việc tự tử vì thấy mình là một sự thất bại ghê gớm.
Chính bố mẹ là người đã giúp cô vượt qua khoảng thời gian khó khăn đó…
Tôi không thể vượt qua thời gian đó nếu không có bố mẹ tôi.
… và tìm việc ở Hà Nội.
Đối với tôi, công việc là chìa khoá của cuộc sống. Nếu tôi không làm việc, tôi sẽ chết.
Từ nhận thức muộn màng của bản thân, Linh đã rút ra lời khuyên cho những phụ nữ ở trong hoàn cảnh tương tự.
Nếu thực sự muốn kết hôn, hãy kí hợp đồng hôn nhân để đảm bảo rằng bạn có gì đó để bắt đầu lại cuộc sống cho mình. Giữ lấy lòng tự trọng thì tốt thật, nhưng đòi lại những gì bạn từng hi sinh không phải là sai trái.
Bên cạnh trải nghiệm về hôn nhân ở nước ngoài, Linh cũng có nhận thức sâu sắc hơn về sự bất đồng trong những gia đình có những đứa trẻ muốn sống xa nhà.
Cả kể những người lớn tuổi bây giờ cũng không biết nuôi dạy con cái. Họ luôn hi vọng con mình có thể ra nước ngoài, học hỏi từ một nền giáo dục tốt; nhưng họ vẫn muốn chúng phải sống như họ, phải có những giá trị truyền thống. Họ không thể hiểu tại sao lũ trẻ bây giờ có thể tự do nói ra những điều mình nghĩ, đi chơi và giao lưu bên ngoài nhiều như thế.
Hiện tại thì thật khó để dự đoán về tương lai. Chỉ cần không có chiến tranh thì mọi thứ đã tốt đẹp hơn.
The Renovation Generation được sản xuất bởi Fabiola Buchele, Eliza Lomas và Trang Nghiêm.