Các bạn đang nghe Vietnam’s Renovation Generation. Chân dung bằng âm thanh của những người trẻ đang dần thay đổi tương lai của đất nước.

Chào mừng các bạn đã đến với buổi thu âm trực tiếp của The Renovation Generation, tập 13. Người dẫn chuyện của chúng tôi, Maia, sẽ phỏng vấn Xuân Lan, một hoạ sĩ minh hoạ và truyện tranh.

Chúng tôi đã phỏng vấn Xuân Lan tại Không gian Nghệ thuật Manzi tại Hà Nội.

Người dẫn chuyện của chúng tôi, Maia, sẽ phỏng vấn Xuân Lan, một hoạ sĩ minh hoạ và truyện tranh. Cô ấy không muốn nói trước công chúng nên chúng tôi đã hứa rằng hôm nay sẽ toàn những người bạn và những gương mặt thân thuộc. Tôi nghĩ là chúng tôi đã làm được điều đó.

Xuân Lan bắt đầu vẽ truyện tranh cách đây ba năm, sau một cuộc nói chuyện với bạn mà cô quyết định chia sẻ trên Facebook. Nhưng sẽ rất chán nếu chỉ viết nó ra nên cô quyết định sẽ minh hoạ nó. Và thế là tất cả bắt đầu. Chúng tôi đã hỏi cô về quá trình vẽ minh hoạ truyện tranh…

Mọi ý tưởng cho truyện tranh đều được tôi lấy từ những kinh nghiệm cuộc sống thực của mình nên tôi không lên một kế hoạch cụ thể nào cho việc mình sẽ vẽ ở đâu hay khi nào. Chỉ là khi nào ý tưởng đến và tôi có đủ thời gian và cảm hứng và không phải chuẩn bị bài cho lớp vào ngày hôm sau, thì tôi sẽ làm, tôi vẽ. À và tôi còn chờ đến đúng thời điểm để đăng trên Facebook nữa.

Và thời khắc vàng đó là khi nào?

Theo kinh nghiệm của tôi thì là 9 giờ tối.

Trong câu chuyện của bạn thường có yếu tố chơi chữ, cả trong tiếng Anh lẫn tiếng Việt, vậy bạn đã chọn ngôn ngữ cho minh hoạ của mình thế nào?

Bạn có thể thấy là hầu hết các truyện tranh của mình đều là tiếng Việt. Đầu tiên là bởi vì mình sử dụng tiếng mẹ đẻ nhiều hơn tiếng Anh; thứ hai là bởi vì có nhiều yếu tố văn hoá Việt Nam liên quan. Tôi đã thử dịch rất nhiều sang tiếng Anh, nhưng bạn có thể nhận thấy rất nhiều điểm khác biệt giữa hai phiên bản và nhiều người cho rằng tôi dịch sai, nhưng không, tôi phải chọn nhiều cách khác nhau để diễn tả cùng một ý.

Điều tuyệt vời nhất từng xảy ra với bạn trên mạng là gì?

Đó là khi tôi có cơ hội tiến gần hơn đến thần tượng của mình. Mọi người biết Joseph Gordon-Levitt chứ? Anh chàng đóng vai Robin? Trong phim The Dark Knight? … đúng, anh chàng đó đó. Anh ấy có lập nên một cộng đồng nghệ thuật tên là Hit Record. Tôi đã đăng một số truyện tranh của mình trên đó và tôi rất ngạc nhiên vì các phản hồi rất tốt, và anh ấy đã để ý đến tôi và anh ấy để lại một lời nhận xét trên tác phẩm của tôi và thậm chí còn chia sẻ một trong số những truyện của tôi trên trang fan page chính thức của anh ấy, và đó là điều tuyệt vời nhất cho đến nay.

Bạn có nghĩ là mình sẽ làm việc toàn thời gian với tư cách là một hoạ sĩ truyện tranh không?

Tôi có thể nhìn thấy rất nhiều tiềm năng trong ngành công nghiệp truyện tranh này, nhưng tôi thích giữ nó như một nghề phụ thôi. Ngày trước có một lần tôi làm việc cho một trang web giải trí và nhiệm vụ của tôi là vẽ một truyện tranh mỗi tuần. Tôi đã thu xếp để giữ vững tiến độ, nhưng khi nhìn lại tôi thấy những câu chuyện đấy rất nhạt nhẽo và chẳng có gì buồn cười trong đấy cả. Và đúng là tôi đã rất thất vọng với bản thân vì đã tạo ra những sản phẩm rác rưởi như vậy nên sau một tháng, tôi đã ngừng. Điều mà tôi muốn nói chính là khi bạn cố thay đổi, cố kiếm tiền từ một sở thích, bạn có thể kiếm được tiền nhưng niềm vui cũng sẽ biến mất.

Bạn sử dụng truyện tranh như một công cụ để thể hiện chính kiến của mình về một số vấn đề xã hội, ví dụ như chiến dịch #6500 khi cây ở Hà Nội bị chặt, hay là chiến dịch #tôichọncá về vấn đề cá chết ở biển miền Trung hoặc thỉnh thoảng, chỉ là một vài con cá mập cắn đứt dây cáp biển. Vậy bạn lựa chọn vấn đề xã hội để thể hiện như thế nào?

Tôi chọn những vấn đề trực tiếp ảnh hưởng đến tôi và cuộc sống thường nhật của tôi. Như vụ con cá mập và dây cáp, đúng không? Tôi cũng rất quan tâm đến các vấn đề môi trường, nên tôi rất không thích khi người ta đối tự tệ bạc với thiên nhiên. Vậy nên, tôi chọn truyện tranh như một cách để thể hiện cảm xúc của mình, tôi không muốn gửi đi những thông điệp gì to tát cả.

Bạn có bao giờ nghĩ mình sẽ sử dụng truyện tranh như một cách để góp phần nâng cao nhận thức?

Thật ra nâng cao nhận thức của mọi người không phải là mục đích của tôi. Như tôi cũng đã nói, việc vẽ truyện tranh chỉ là một cách để kể câu chuyện của tôi, giống như là việc giữ một cuốn nhật ký bằng hình vậy. Nếu như mọi người có thể thấy được bản thân qua truyện tranh của tôi, hoặc họ có thể liên hệ được với điều mà tôi truyền tải, tôi sẽ cảm thấy rất may mắn, rằng tôi đã có chút gì đó đóng góp cho xã hội.

[NHẠC]

Tôi được một người bạn đưa đến Hanoi Rock City, để xem ban nhạc Gỗ Lim và đó cũng là lần đầu tiên tôi nghe đến cái tên Gỗ Lim. Tôi cho rằng chúng ta hoàn toàn có thể nói Gỗ Lim là một trong số những ban nhạc punk rock toàn nữ đầu tiên tại Hà Nội.

Chúng tôi xin phép giải thích nhanh, cô ấy đang nói về Gỗ Lim, những người tạo ra loại nhạc này:

[NHẠC của Gỗ Lim]

Lúc đó tôi thi trượt đại học và tôi cũng khá suy sụp nên bố tôi sợ tôi sẽ tự tử hay làm trò gì đó thế là ông gửi tôi đi học. Đó là một lớp mở ra bởi bạn của bố tôi, bác ấy dạy trống. Và thế là tôi bắt đầu chơi trống, và bác ấy đã giới thiệu tôi với cái ban nhạc nữ này, lúc đấy đang tìm một tay trống. Và thế là từ đó tôi là một thành viên của Gỗ Lim.

Có thể nói Gỗ Lim đã có một tầm ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của bạn?

Đúng vậy, chắc chắn rồi, bởi vì trước Gỗ Lim, tôi không nghĩ là mình có cái gì liên quan đến âm nhạc cả. Ở trường tôi là một đứa trẻ khá nhút nhát, và tôi tin rằng âm nhạc hay biểu diễn chỉ dành cho những đứa năng nổ, duyên dáng và nổi tiếng ở trường thôi; nhưng trong lần đầu tiên biểu diễn trên sân khấu cùng Gỗ Lim, tôi tự hỏi ‘Mình đang thực sự làm điều này sao? Mình đang trong một ban nhạc rock, trên sân khấu ư? Mình đã tưởng tượng đến viễn cảnh này bao năm trời, và bây giờ mình đang thực sự làm điều đó.’ Vậy nên, đúng là âm nhạc đã cho tôi rất nhiều sự tự tin, những người bạn tuyệt vời và một niềm tin mới là nếu như bạn không thử, bạn sẽ không bao giờ biết chuyện gì sẽ xảy ra.

Bạn vừa nói là bạn thi trượt đại học, đó có phải là trường mà chúng ta học chung không? Chuyên ngành của chúng tôi là Sư phạm Ngoại ngữ tiếng Anh [nói với khán giả].

Lựa chọn đầu tiên của tôi là Đại học Ngoại thương. Bởi vì khi đó nó là một phong trào. Khi đó tôi 18 tuổi và không biết phải làm gì với cuộc sống của mình. Thế nên khi mọi người thi vào FTU, tôi cũng thi. Tôi đã trượt. Nhưng bây giờ nhìn lại, tôi lại thấy mình may mắn, bởi vì nếu tôi thi đỗ vào FTU, có khi giờ này tôi đang làm ở ngân hàng hoặc đang ngồi ở một văn phòng nào đó, đánh máy và cảm thấy khổ sở. Nhưng bây giờ tôi đang vẽ và chơi nhạc và tôi hạnh phúc với điều đó.

[NHẠC]

Chương trình này là về những bạn trẻ sinh sau Đổi Mới, năm 1986. Nếu như bạn phải quay về sống trước những năm Đổi Mới, chị sẽ mang theo mình thứ gì? Từ hiện đại quay về Đổi Mới.

Xem nào, tôi cho rằng sẽ là một chiếc máy ảnh, vì mọi người thời nay, khi nhìn lại quá khứ, chúng ta cảm thấy hoài niệm, chỉ vì nước ảnh cổ được tạo ra bởi máy ảnh thời kỳ đó. Tôi rất tò mò muốn biết quá khứ trong những bức ảnh chất lượng cao trông sẽ khác thế nào?

Giả sử giờ chị đã quay về trước Đổi Mới, và đã quay trở lại thời hiện đại, chị sẽ mang về thứ gì mà hiện nay chúng ta không còn nữa?

Tôi nghĩ là xe đạp. Không phải CÁI xe đạp mà là việc mọi người ngày trước đi xe đạp nhiều hơn. À, cả cái chuông xe đạp nữa, tôi thích cái tiếng của nó.

Tôi nghĩ là chị vẫn có thể mua nó trên phố Huế.

Không như ngày xưa.

Chị thấy tương lai của mình trông sẽ ra sao?

Hiện tại, tôi chỉ có thể thấy mình trong vai trò một người giáo viên dùng truyện tranh để dụ dỗ học sinh. Tôi nghĩ đó là cách tốt nhất để kết hợp hai thứ mà tôi làm giỏi nhất.

[NHẠC]

Bây giờ chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi từ khán giả. Có ai muốn hỏi đầu tiên không?

Truyện tranh hay nhất mọi thời đại là gì?

Truyện mà tôi thích nhất là một truyện Nhật Bản, đó là Đô-rê-mon, truyện tranh đầu tiên mà tôi từng đọc hồi bé và đến bây giờ tôi vẫn thích nó. Những truyện tranh tôi đọc để lấy cảm hứng thì có bộ truyện của Grant Snider của Incidental Comics và Zen Pencil.

Có những loại truyện tranh nào và chủ đề nào nổi nhất?

Dựa trên số lượng người thích cho mỗi truyện, truyện nổi nhất là những truyện liên quan đến chó, mèo và xếp thứ hai là chủ đề nóng của thời điểm đó.

Quá trình sáng tác của bạn thế nào? Ý tôi là cả quá trình hình thành mà bạn phải trải qua.

Với một vài truyện hồi đầu, tôi vẽ chúng bằng tay và vì tôi không có máy scan nên tôi chụp lại ảnh và chỉnh ánh sáng bằng Photoshop. Sau đấy thì tôi có một cái bảng vẽ, nên tôi bắt đầu vẽ trên giấy rồi vẽ viền và tô màu bằng máy tính.

Tôi làm việc trong ngành in ấn và câu hỏi của tôi là chị có bao giờ nghĩ đến việc kiếm tiền từ nghệ thuật mà không cần xuất bản?

Có, tôi cũng nghĩ khá nhiều đến việc đó. Nên đó cũng là lý do vì sao tôi chỉ muốn giữ nó như một nghề tay trái, tôi không muốn biến nó thành một công việc kinh doanh nghiêm túc vì tôi biết rằng khi tôi phải chạy theo mong muốn của khán giả và yêu cầu của nhà xuất bản, tôi sẽ đánh mất đi cái sự khao khát được vẽ cho bản thân mình.

Cảm ơn Lan. Cảm ơn mọi người đã đến tham dự cùng chúng tôi tối nay và tôi hi vọng các bạn đã có một quãng thời gian thú vị.


Các bạn vừa nghe The Renovation Generation. Theo dõi chúng tôi tại SoundCloud hoặc cập nhật thông tin của The Renovation Generation trên iTunes, Stitcher hoặc MixCloud để không bị lỡ một tập nào.

Nhà sản xuất Eliza Lomas và Fabiola Buchele. Trợ lý sản xuất Trang Nghiêm và Trang Ngô. Jacques Smit là nhiếp ảnh gia của chúng tôi và người dẫn chuyện là tôi, Maia Do. Một sản phẩm của & Of Other Things.

Trong tập 14, chúng tôi đến thăm Hoàng Đức Minh, nhà hoạt động xã hội và doanh nhân, và nói chuyện về công ty mới thành lập Wake It Up của anh, việc nhìn thấy người ta khóc khiến anh quyết định con đường sự nghiệp như thế nào và ước mơ về một ngôi làng nơi anh có thể sống với các bạn và chẳng phải làm gì hết.

Các bạn nhớ lắng nghe nhé!