Các bạn đang nghe Vietnam’s Renovation Generation. Chân dung bằng âm thanh của những người trẻ đang dần thay đổi tương lai của đất nước.

Trong tập 11, chúng tôi gặp gỡ Trang và Mai, hiện đang làm cho các tổ chức phi chính phủ, những người đang theo đuổi sự nghiệp giảm thiểu đói nghèo và đấu tranh cho sự bất bình đẳng ở Việt Nam.

Họ gặp nhau lần đầu cách đây vài năm khi đang học thạc sỹ, và từ đó đã trở thành bạn thân. Họ thường gặp nhau để trao đổi những câu chuyện về chính sách công, khủng hoảng nam tính và sự bất bình đẳng trong công việc và tình yêu.

Lần này, chúng tôi đã cùng tham gia cuộc trò chuyện của họ.

Tôi nghĩ, trong nhóm bạn của mình, chỉ có Trang có cùng chí hướng với tôi. Những người bạn khác của tôi nói “mày học tiến sĩ làm gì, sao mày không ở lại Việt Nam, ổn định cuộc sống và lấy chồng đi?”

Đó là Mai

Tôi thích đi chơi với cô ấy, chí ít thì tôi còn có thể nói về những chủ đề mà tôi thích… Tôi không nghĩ có nhiều người bạn của tôi muốn nghe về mấy thứ đấy.

Và đó là Trang

Họ đều sinh năm 1987 ở những vùng ngoại ô Hà Nội, và tình cờ gặp nhau khi họ đều giành được học bổng về ngành tài chính vi mô, phát triển và xoá nghèo tại Vương quốc Anh. Đây cũng chính là những điều họ quan tâm trong quá trình học tập tại Hà Nội.

Tôi nghĩ các bạn tôi, nhất là những thân thiết, nghĩ rằng tôi tự lập, mạnh mẽ và đầy tham vọng… phần lớn mọi người nghĩ rằng tôi tham vọng, nhưng tôi không chắc điều đó có đúng hay không.

Chúng tôi sẽ để các bạn đánh giá điều đó.

Đây là chia sẻ của 2 cô khi nói về năm 2013 ở ký túc xá cho sinh viên ở Brighton, nơi họ học tại Vương quốc Anh.

Mấy tuần đầu tiên, tôi rất bối rối với cách mọi người học ở đây. Trong các bài giảng và hội thảo mà chúng tôi tham gia, chúng tôi đều kết luận lại là chúng tôi biết chưa đủ hoặc việc đó chưa tốt. Điều này khiến chúng tối rất bối rối. Vậy cái gì mới là điều tốt và chúng tôi nên học cái gì? Điều mà tôi phát hiện ra chính là, phải rồi, thực tại không tốt đẹp gì và đó là lý do tại sao chúng tôi lại ở đây để học và sau này chúng tôi có thể thay đổi thực tế.

Sau một thời gian, mọi việc trở nên dễ dàng hơn với họ. Khi chúng tôi gặp nhau, Trang đang làm tư vấn cho các tổ chức từ thiện, và Mai làm việc toàn thời gian tại một tổ chức phi chính phủ ở Hà Nội.

Cuộc sống ở Anh rất tự do, tôi sống một mình, độc lập. Khi trở về, chúng tôi quay lại với mọi mối quan hệ xã hội và áp lực xã hội. Làm thế nào để đối mặt với gia đình, công việc và trường học?

Tôi cũng cảm thấy như vậy. Trong mấy tháng đầu, tôi thấy hơi lạc lõng, đặc biệt là khoảng thời gian trước khi tôi tìm được việc. Và bạn bè bắt đầu hỏi: Được rồi, giờ mày đã có bằng Thạc sỹ, khi nào thì mày lấy chồng đây? Mày chắc phải kiếm được nhiều tiền lắm.

Mọi người hỏi thẳng về số tiền mà bạn kiếm được như vậy ư?

Lần nào cũng bắt đầu bằng câu đấy.

Thật sao…

Đúng vậy. Tôi luôn bảo là họ là 5 triệu một tháng.

[NHẠC]

Nhưng việc nói dối về tiền lương không phải là điều duy nhất thay đổi sau khi họ về nước.

Quay về, dường như những người đàn ông nhìn tôi với ánh mắt khác và không hiểu sao tôi trở nên đáng sợ đối với họ, họ còn chẳng dám mời tôi đi chơi.

Thỉnh thoảng ngồi nói chuyện, họ ám chỉ xa gần rằng “cô ấy rất có giáo dục”, tôi thậm chí còn chẳng nghĩ đến nó, nhưng từ quan điểm của họ, có lẽ tôi ở một vị trí cao hơn. Và để một người đàn ông chấp nhận một người phụ nữ ở địa vị cao hơn thì rất khó. Cách này hay cách khác, họ trở nên ngày càng bảo thủ, và giữ khoảng cách..

Áp lực truyền thống trong các mối quan hệ thường đến từ chính trong gia đình. Và cả Trang lẫn Mai đều đang không làm những gì mà một người phụ nữ Việt Nam “nên” làm, ở tuổi 27. Họ đang theo đuổi niềm đam mê đích thực của mình – học thuật. Trang giải thích thêm…

Tôi sắp bay rồi. Vậy thì làm sao mà tôi có thể ổn định được? Thế nên bố mẹ tôi đang đau đầu vì tôi lắm… có thể vì điều này mà tôi đang khiến bố mẹ phiền lòng, nhưng thế nào đi chăng nữa tôi cũng đang cố gắng giải thích cho họ rằng đây là cuộc sống của tôi, và tôi đang thực sự hạnh phúc. Tôi tin rằng, tận sâu trong tim, họ vẫn mong muốn tôi sẽ trở thành một người phụ nữ truyền thống.

Được đào tạo tư duy phản biện để nhận xét về xã hội trong khoá thạc sỹ, chúng tôi muốn biết góc nhìn của họ về giới tính và các thay đổi đang diễn ra với “thế hệ đổi mới”…

Theo tôi thấy, phụ nữ đang ngày càng độc lập hơn, thay đổi nhanh hơn nam giới. Đàn ông Việt Nam như thể đang bị mắc kẹt trong tư tưởng gia trưởng của quá khứ. Ngày càng nhiều phụ nữ Việt Nam thích sống độc thân và ngày càng nhiều phụ nữ Việt Nam thích có mối quan hệ với người nước ngoài. Trong khi đó, đàn ông Việt Nam vẫn rất truyền thống và sống với cái tính gia trưởng của quá khứ.

Tôi vẫn nghĩ rằng ở Việt Nam, làm phụ nữ dễ hơn đàn ông. Đàn ông ở Việt Nam vẫn đang chịu những sức ép rất lớn và những sức ép đó áp đặt lối tư duy đó lên họ. Ví dụ như họ phải là trụ cột gia đình, có trách nhiệm về tài chính, được thăng chức, có công việc tốt, vị trí tốt, mấy thứ kiểu vậy…

Và Trang đã quyết định phải tiến xa hơn, như năm nay, cô sẽ bắt đầu học Tiến sĩ ở Mỹ.

Tôi sẽ làm Tiến sĩ về Public Affairs. Nó sẽ bao gồm những thứ như hành chính công và chính sách công. Thật ra tôi mất khá nhiều thời gian, 2 năm hoặc hơn 2 năm, để đi đến quyết định này. Tôi biết đây là một quyết định lớn trong đời, vì sẽ cần phải cam kết rất lâu nếu bạn làm Tiến sĩ ở Mỹ. Nó có thể kéo dài bốn, năm, sáu năm. Thế nên phần thiệt sẽ rất lớn. Nhưng thứ mà tôi muốn đạt được chính là nếu tôi muốn làm nghiên cứu nghiêm túc trong các học viện, thì bằng Tiến sĩ sẽ rất hữu dụng.

Mai…

Tôi nghĩ rằng với bản thân mình, sẽ tốt hơn nếu như tôi đi theo lĩnh vực học thuật, nghiên cứu. Tôi đang tìm một khoá học Tiến sĩ ở Mỹ.

Vì họ là những nhà hoạch định chính sách tương lai, chúng tôi nhất định phải nhờ họ kết thúc tập này bằng cách cho chúng tôi biết họ sẽ thay đổi chính sách nào.

Nếu tôi là thủ tướng và tôi có thể thay đổi một điều gì đó, một chính sách ở Việt Nam, tôi nghĩ là tôi sẽ thay đổi chính sách giáo dục. Bởi vì theo tôi giáo dục là điều quan trọng nhất dẫn đến những sự tự do khác, như tự do kinh tế, tự do chính trị, tự do cá nhân. Nếu như mọi người thực sự muốn dân chủ, tự do chính trị, thì đầu tiên chúng ta cần tập trung vào giáo dục, làm cho mọi người suy nghĩ nghiêm túc và có kiến thức rộng hơn về quyền của họ. Vâng, tôi sẽ thay đổi giáo dục.

Các bạn vừa nghe The Renovation Generation. Theo dõi chúng tôi tại SoundCloud hoặc cập nhật thông tin của The Renovation Generation trên iTunes, Stitcher hoặc MixCloud để không bị lỡ một tập nào.

Nhà sản xuất Eliza Lomas và Fabiola Buchele. Trợ lý sản xuất Trang Nghiêm và Trang Ngô. Và tôi Maia là người làm nghiên cứu.

Jacques Smit là nhiếp ảnh gia và người dẫn chuyện là tôi, Bill Nguyễn.

Một sản phẩm của & Of Other Things.

Trong tập 12, chúng tôi sẽ nói chuyện với nhạc sĩ Mew Amazing, Lê Đức Hùng, về thành công trên sự nghiệp âm nhạc, việc cộng tác cùng thần tượng và về nguồn cảm hứng của anh.

Đừng bỏ lỡ các bạn nhé!