Các bạn đang nghe Vietnam’s Renovation Generation. Chân dung bằng âm thanh của những người trẻ đang dần thay đổi tương lai của đất nước. Trong tập 8, chúng tôi nói chuyện với Giang Trương.

Nhưng mọi người đều gọi tôi là Danh.

Và bạn gái của cô, Xuân Phương.

Tôi đến từ Trung Quốc. 18 tuổi và mở một cửa hàng trượt ván với bạn gái tôi, Danh.

Giang sinh năm 1989. Cô là một trong những tay trượt cừ nhất Hà Nội và sở hữu cửa hàng ván trượt của riêng mình ngay trong lòng phố cổ. Chúng tôi đã gặp cô ở đó để nói về việc bắt đầu một mối quan hệ trên mạng và việc học từ bố mẹ cô, những người đã thành công trong kinh doanh nhưng cũng gặp phải những thất bại lớn, bao gồm cả việc ngồi tù.

Nhưng đầu tiên, hãy nói về chủ đề ưa thích của Danh: trượt ván.

Tôi đã trượt ván được… gần mười năm rồi. Bạn cùng lớp với tôi, họ thích điện thoại, họ thích bạn trai, họ thích mấy thứ đồ con gái, tôi chỉ muốn làm cái gì đó khác so với họ và một người bạn rủ tôi đi trượt ván nên tôi đã thử. Đến tết thì tôi có tiền lì xì nên tôi đã mua chiếc ván trượt đầu tiên. Trước khi trượt ván, cuối tuần nào tôi cũng ở nhà và chẳng làm gì cả. Sau khi bắt đầu trượt, lúc nào tôi cũng mong chờ đến cuối tuần và cảm thấy đầy sức sống.

Là một tay trượt ván không phải lúc nào cũng vui… Sẽ có lúc bạn phải nghĩ đến việc mình yêu bộ răng đến mức nào…

Tôi bị vỡ mất mấy cái răng, bạn thấy không, một, hai, ba cái. Tôi không hề khóc hay gì cả. Tôi thực hiện một cú kick flip (đá và lật ván) và dẫm vào đuôi ván, thế là cái ván bật lên thế này và răng tôi rơi ra.

Mọi chuyện ngày càng tệ hơn… Cách đây hai năm, cô bị chấn thương ở lưng và sau đó ảnh hưởng đến cả sự nghiệp của mình…

Lúc đấy sự nghiệp trượt ván của tôi sắp sửa phát triển vì tôi có tài trợ từ Trung Quốc.

Nhưng thay vì ngồi than thân, cô đã dùng cơ hội đó để phát triển cộng đồng trượt ván ở Việt Nam…

Tôi đã mở một cửa hàng trượt ván với bạn gái mình.

Mở một cửa hàng ở trong phố cổ thường cần 18 triệu/tháng, khoảng 900 đô la. Mẹ của cô cũng có cửa hàng kinh doanh riêng , bà bán những món ăn bình dân ở lề đường.

Bố mẹ cô có ủng hộ và giúp đỡ cô bắt đầu công việc kinh doanh cửa hàng trượt ván?

Mẹ tôi cho tôi một chút tiền. Ban đầu bố mẹ kiểu ‘đừng, đừng mở cửa hàng’. Tìm một công việc nhà nước ấy. Tháng nào cũng có tiền và các thứ. Nhưng tôi không muốn thế. Tôi rất dễ nổi nóng. Nên nếu tôi tìm một công việc nhà nước, chắc chắn họ sẽ đuổi việc tôi.

Vậy trong mối quan hệ của mình cô có hay nổi nóng không?

Đôi lúc. Vì cô ấy trẻ hơn tôi rất nhiều.

Trẻ hơn đến 7 tuổi…

Tôi yêu cô ấy và tôi thấy nếu như bạn yêu ai đó, tuổi tác không quan trọng.

Bằng việc mở cửa hàng, một trong những mục tiêu của cô là khuyến khích ngày càng nhiều bạn nữ đến với trượt ván…

Trượt ván không chỉ dành cho con trai, tôi muốn nó dành cho tất cả mọi người. Chính vì thế nên tôi rất tự hào là một skategirl.

Còn bạn gái của cô thì sao, cô ấy có thích trượt ván không?

Cô ấy không muốn, cô ấy sợ.

Giang và Phương không thể rời nhau ra được. Họ đi quanh thành phố trên cùng một chiếc xe, điều hành cửa hàng cùng nhau, sống cùng nhau… Nhưng họ đã bắt đầu mối tình xuyên quốc gia của mình ra sao?

Đầu tiên tôi thấy ảnh của cô ấy.

Đó là Phương.

Tôi chưa bao giờ có cảm tình với một cô gái, nhưng tôi lại có cảm tình với cô ấy và cảm thấy thật đặc biệt.

Trong bức ảnh tôi đang ôm một cái ván trượt. Lúc đó tôi vừa bị gãy răng.

Trong bức ảnh đó, cô chẳng có cái răng nào, nhưng bằng cách nào đô cố vẫn giấu được…

Tôi cười, nhưng thế này này…

Còn gì nữa? Phương cũng không để lộ toàn bộ sự thật về bản thân mình… Cô giả vờ mình đã 17 tuổi, không phải 16.

Trước đó, cô ấy nói với tôi là 17 tuổi.

Bởi vì tôi biết mình rất trẻ và cô ấy lớn tuổi hơn tôi rất nhiều và tôi biết nói dối cô ấy là không đúng. Tôi thực sự thấy rất hối hận đã nói dối cô ấy về tuổi của mình.

Vậy mối quan hệ đã phát triển trên mạng thế nào?

Sau ba tháng nói chuyện với nhau trên Skype, nói về cuộc sống: hôm nay em làm gì? Em ăn gì và đại loại thế… và chúng tôi thấy rất hợp nhau về âm nhạc.

Sau đó, đã đến lúc hai người gặp mặt nhau..

Tôi đã đến Trung Quốc trong một tour trượt ván và gặp cô ấy tại quê nhà. Nhưng chúng tôi đã nói chuyện trước đó, đã yêu nhau rồi. Và từ lúc đó, chúng tôi bay đi bay lại giữa Trung Quốc và Việt Nam để gặp nhau. Năm ngoái, cô ấy đã quyết định đến đây học.

Chúng tôi rất tò mò muốn biết cuộc sống của một người Trung Quốc ở Việt Nam thế nào. Đa phần mọi người xung quanh không biết cô đến từ Trung Quốc.

Lần nào chúng tôi đi du lịch ở Nha Trang hay Đà Nẵng, [mọi người đều nói] ồ cô ấy là người Nhật. Tôi nói đúng vậy và họ kiểm tra hộ chiếu của cô ấy, hoá ra cô là người Trung Quốc.

Tôi yêu mọi người ở đây.

Nhưng không phải lúc nào mọi chuyện cũng suôn sẻ…

Thời tiết ở đây đang giết cô ấy.

Ở Trung Quốc nóng ra nóng mà lạnh ra lạnh, nhưng ở Việt Nam đôi khi trời nóng đôi khi trời lạnh, nhất là gần đây và nó dễ khiến cho mọi người bị ốm.

Gia đình cô đã phản ứng ra sao khi cô nói cô sẽ rời đi, khi chỉ mới 16 tuổi?

Tất cả gia đình tôi, cô cậu tôi hỏi ‘ồ Việt Nam nghèo lắm, không có ô tô, không có các toà nhà cao tầng, nhà cửa, tại sao cháu lại đến Việt Nam?’

Và bố mẹ họ có biết về mối quan hệ này?

Ban đầu chúng tôi không nói với bố mẹ về chuyện hai đứa, nhưng tôi nghĩ mẹ tôi biết. Bởi vì chúng tôi muốn có con, cố gắng tiết kiệm. Bố mẹ tôi rất thích cô ấy: ‘Các con phải gọi chúng ta là bố và mẹ.’

…Còn Phương thì sao?

Bố tôi thì kiểu hơi…

…cổ hủ.

… có lẽ hai năm tới tôi cũng chưa nói với bố mẹ. Thậm chí cả anh trai tôi cũng không biết.

Họ đã sẵn sàng nghĩ đến tương lai của mối quan hệ này.

Ở Việt Nam nếu bạn muốn lấy mẫu tinh trùng bạn phải là một cặp đôi bình thường. Nên chúng tôi cố gắng tiết kiệm tiền để đi Mỹ.

Hai bạn thà làm như vậy còn hơn là nhận nuôi?

Tôi cũng muốn nhận nuôi, nhưng nếu chúng tôi có đủ tiền tôi sẽ nhận nuôi thêm đứa nữa.

Bây giờ khi Giang đang nghĩ đến việc làm mẹ, cô nghĩ gì về cách bố mẹ nuôi nấng mình?

Mẹ cô làm việc rất vất vả tại cửa hàng để tiết kiệm tiền nuôi cô, các anh chị cô và anh em họ cô ăn học..

Càng lớn tôi càng hiểu mẹ hơn  và tôi giúp mẹ rất nhiều. Tôi đến cửa hàng giúp mẹ đếm tiền và tiếp khách.

Điều này thực sự rất đáng quý nhất là khi có một sự việc xảy ra…

Bố, chú và cô tôi đều phải đi tù. Họ buôn ma tuý. Tôi không biết họ bán gì nhưng họ kiếm ra rất nhiều tiền.

Giang không nhớ đã gặp bố mình trong tù.

Lớn lên, tôi hiểu biết hơn và tôi tự nhủ tôi không muốn chạm vào thứ đó. Tôi đã chứng kiến gia đình mình như thế nên tôi không muốn dính dáng gì đến ma tuý.

Đây là một lý do nữa vì sao Giang lại bị hấp dẫn bởi trượt ván đến vậy, và nhờ nó mà cô học được việc không theo bước của bố, mà theo con đường của mẹ – kiên trì, thỉnh thoảng vấp ngã và đánh gẫy vài cái răng cửa…

Trượt ván đã dạy tôi luôn cố gắng và cố gắng.

[ÂM THANH TRONG CỬA HÀNG CỦA GIANG]

Sau cuộc phỏng vấn chúng tôi đến thăm cửa hàng của mẹ cô. Nó nằm trên một khu vực vỉa hè lớn, và tuy còn sớm, mới 5h chiều nhưng những thực khách đói bụng đã bắt đầu tới khá đông.

Khoảng 7 giờ 7 rưỡi rất nhiều người đến ăn như bạn có thể thấy ở đây.

Đặc biệt là tối thứ Sáu đúng không?

Thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ Nhật. Một vài người chỉ ăn bún, một số ăn thịt vịt với mỳ và súp.

Ngày nào cũng ăn bạn có phát chán không?

Không, tôi có thể ăn hàng ngày.

Thật ư?

Có món đặc biệt nhất là nước mắm…

Các bạn vừa nghe The Renovation Generation. Theo dõi chúng tôi tại SoundCloud hoặc cập nhật thông tin của The Renovation Generation trên iTunes, Stitcher hoặc MixCloud để không bị lỡ một tập nào.

Nhà sản xuất Eliza Lomas và Fabiola Buchele. Trợ lý sản xuất Trang Nghiêm và Trang Ngô.

Jacques Smit là nhiếp ảnh gia và người làm nghiên cứu là tôi, Maia Đỗ.

Một sản phẩm của & Of Other Things.

Tập 9 sẽ là tập đầu tiên chúng tôi thu âm trực tiếp trước khán giả. Chúng tôi sẽ phỏng vấn người tổ chức đám cưới Dương Vũ Hoàng Anh tại buổi chia sẻ của phụ nữ tại Manzi Art Space, Hà Nội.

Đừng bỏ lỡ các bạn nhé!